1.      Tổng quan về chương trình đào tạo ngành Khoa học chế biến món ăn

Ngành Khoa học chế biến món ăn – Trường Đại học Công Thương Thành Phố Hồ Chí Minh được ra đời từ năm 2018, là ngành đào tạo thí điểm. Tuy nhiên, qua dự báo nhu cầu nhân lực thi trường lao động TP.HCM, đây là một trong những ngành nghề cung cấp nhân lực cho Du lịch nói chung và cho lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn và Dịch vụ ăn uống nói riêng.

Chương trình kỹ sư Khoa học chế biến món ăn là chương trình tích hợp giữ Khoa học thực phẩm với nghệ thuật ẩm thực. Ngành học trang bị cho sinh viên sự nghiệp làm đầu bếp; có khả năng nghiên cứu, hiểu biết về công nghệ thực phẩm trong phát triển sản phẩm, bếp thử nghiệm và trung tâm ẩm thực và năng lực quản lý. Chương trình được xây dựng dựa trên sự tham khảo chương trình đào tạo cùng ngành của các trường: Culinary Science, The Culinary Institute of America College, Culinary Science, Johnson and Wales University và đặc biệt được xây dựng trên cơ sở kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) - nghề chế biến món ăn (2015) và tiêu chuẩn nghề Quốc Gia – Nghề Chế biến món ăn (2018).

Đào tạo kỹ sư Chế biến món ăn có phẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu và rộng, góp phần đáp ứng nhu cầu về nhân lực trình độ cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sinh viên được hiểu biết về ngành nghề chế biến món ăn, được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành về khoa học thực phẩm, khoa học dinh dưỡng, khoa học chế biến món ăn, kiến thức quản trị và kiến thức chuyên ngành chuyên sâu về chế biến món ăn Âu – Á – Việt Nam, kỹ thuật làm bánh Âu – Á, kỹ thuật trang trí món ăn và yến tiệc, kỹ năng quản lý - lãnh đạo và vận hành tổ chức bộ phận chế biến món ăn.  

Sau khi hoàn thành chương trình học tập, sinh viên tốt nghiệp có khả năng:

- Áp dụng các kỹ năng và kỹ thuật của nghệ thuật ẩm thực trên một loạt các sản phẩm thực phẩm.

- Đánh giá được việc thực hành an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm ở bộ phận bếp và trong cơ sở sản xuất thực phẩm.

- Thiết kế, thực hiện, giải thích và báo cáo về các thí nghiệm, thực nghiệm  khoa học trong phát triển, chế biến và sản xuất sản phẩm ẩm thực.

- Tạo ra các sản phẩm ẩm thực đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và xu hướng kinh doanh phát triển ẩm thực.

- Chọn được các kỹ thuật và thiết bị chế biến sản phẩm ẩm thực phù hợp.

- Tổ chức, quản lý và vận hành bộ phận phát triển ẩm thực, bộ phận chế biến món ăn.

- Xây dựng và phát triển kỹ năng kinh doanh ẩm thực.

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư ngành Khoa học chế biến món ăn có thể đảm nhiệm các vị trí:

- Đầu bếp tại các cơ sở kinh doanh ẩm thực và phục vụ ăn uống như: Nhà hàng – Khách sạn, resort, trung tâm tiệc cưới, quán ăn, làng nướng, căn tin, bếp ăn tập thể, bếp ăn công nghiệp, bếp ăn ở trường học, bếp ăn ở bệnh viện, cafeteria.

- Quản lý bộ phận ẩm thực tại các cơ sở kinh doanh ẩm thực và phục vụ ăn uống.

- Nhân viên bộ phận phát triển sản phẩm tại các cơ sở chế biến, sản xuất thực phẩm.

- Chuyên viên nghiên cứu phát triển ẩm thực tại các bếp ăn thử nghiệm, trung tâm nghiên cứu ẩm thực.

- Cán bộ giảng dạy tại các trường học, trung tâm, cơ sở đào tạo về lĩnh vực ẩm thực.

- Tự khởi nghiệp và kinh doanh ẩm thực.

Đặc điểm tố chất phù hợp nghề nghiệp

- Có sự yêu thích với ẩm thực.

- Biết phối hợp và làm việc nhóm để phát triển nghề nghiệp.

- Năng động, tích cực, ham học hỏi để sáng tạo trong nghề nghiệp

- Biết quan tâm đến mọi người là tố chất cần có của người làm nghề dịch vụ.

2.      Thời gian đào tạo:

-         Cử nhân: 3.5 năm

-         Kỹ sư: 4 năm

3.      Khối lượng kiến thức toàn khóa:

-         Cử nhân: 120 tín chỉ (Không tính khối kiến thức giáo dục thể chất và gíáo dục quốc phòng)

-         Kỹ sư: 150 tín chỉ (Không tính khối kiến thức giáo dục thể chất và gíáo dục quốc phòng).

4.      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.

5.      Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Theo học chế tín chỉ

6.      Thang điểm: Theo học chế tín chỉ