ĐÁNH GIÁ NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC 02 NGÀNH

KHOA HỌC CHẾ BIẾN MÓN ĂN, QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

Ngày 18/05/2023, Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục Sài Gòn (CEA-SAIGON) phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành Phố Hồ Chí Minh (HUIT) tổ chức Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng 04 chương trình đào tạo trình độ đại học, trong đó Khoa Du lịch và Ẩm thực có 02 ngành được kiểm định là ngành Khoa học chế biến món ăn, Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành.

 

Đoàn đánh giá ngoài (ĐGN) bao gồm:

1.     PGS.TS. Đỗ Hạnh Nga: Trưởng đoàn

2.     ThS. Lê Như Dzi: Thư ký

3.     TS. Trần Công Nghiệp: Thành viên thường trực

4.     TS. Trần Xuân Thái: Thành viên

5.     TS. Phạm Ngân Giang: Thành viên

 

Trong thời gian làm việc tại Trường, Đoàn ĐGN đã triển khai đầy đủ các nội dung theo đúng Kế hoạch Khảo sát sơ bộ 02 CTĐT trình độ đại học của khoa. Đoàn ĐGN đã kiểm tra hồ sơ minh chứng của các CTĐT, tiến hành khảo sát cơ sở vật chất của các CTĐT bao gồm: Phòng làm việc của Khoa và các phòng ban chức năng, phòng phỏng vấn, phòng học lý thuyết, phòng thực hành, phòng máy tính, thư viện...

 

Hình 1: Khảo sát cơ sở vật chất phòng thực hành của ngành Khoa học chế biến món ăn

Sáng ngày 27/5, tại Hội trường C đã diễn ra Lễ Khai mạc đợt khảo sát chính thức kiểm định chất lượng 04 chương trình đào tạo trình độ đại học gồm: Ngành An toàn thông tin, ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa, ngành Khoa học Chế biến món ăn và ngành Quản trị dịch vụ Du lịch & Lữ hành.

 

 

Hình 2: Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài tại Lễ khai mạc Khảo sát chính thức Kiểm định chất lượng Chương trình đào tạo trình độ Đại học.

 

Đợt khảo sát chính thức tại Trường Đại học Công Thương Thành Phố Hồ Chí Minh (HUIT) sẽ diễn ra từ ngày 27 đến ngày 31/5/2023. Trong đợt khảo sát chính thức, đoàn chuyên gia đánh giá ngoài sẽ nghiên cứu các hồ sơ minh chứng, thảo luận phỏng vấn các nhóm đối tượng liên quan nhằm thu thập thông tin phản hồi của các bên, thăm và quan sát cơ sở vật chất để xác thực các thông tin theo báo cáo tự đánh giá của trường, từ đó đưa ra các khuyến nghị giúp trường cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trong điều kiện tự chủ.

 

BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO bao gồm 11 tiêu chuẩn với 50 tiêu chí sau

       Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT                3 TC

       Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả CTĐT                                                  3 TC

       Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học    3 TC

       Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học         3 TC

       Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học        5 TC

       Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên                7 TC

       Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên                                               5 TC

       Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học     5 TC

       Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị                        5 TC

       Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng                                       6 TC

       Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra                                                  5 TC

 

Kết quả khảo sát chính thức cho thấy 2 ngành KHCBMA và QTDV DL&LH đều được đánh g đạt ở tất cả 11 tiêu chuẩn tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần khắc phục. Đoàn đánh giá ngoài đã có bản báo cáo tóm tắt quy trình đánh giá, các mức đánh giá chất lượng, những điểm mạnh, những khuyến nghị cho từng tiêu chuẩn của các ngành học được đánh giá để nhà Trường và Khoa có thể cải thiện chương trình đào tạo cho các ngành trên.

Một số hình ảnh hoạt động diễn ra trong các ngày đánh giá chính thức